Nối âm là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất (phát âm, ngữ điệu, nối âm) trong việc quyết định xem bạn có thể nghe hiểu tiếng Anh và giao tiếp lưu loát hay không. Nhưng thực chất, nhiều người lại khá xem nhẹ vấn đề này. Trong bài viết hôm nay, tienganhduhoc.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng về Các Quy Tắc Nối Âm Trong Tiếng Anh.
1.Nối âm tiếng Anh là gì?
Khi một người nói chuyện hơi nhanh, hiện tượng tự nhiên nối âm sẽ xảy ra vì lúc đó các từ ngữ như “dính” liền với nhau. Người bản xứ tiếng Anh cũng không tạo khoảng cách ngắt hay kết thúc âm sau mỗi từ khi chưa hết câu . Thay vì đó, họ nối tiếp âm cuối của từ này với âm đầu của từ tiếp theo nhằm thể hiện sự lưu loát và tự nhiên trong lời nói. Đấy chính là nối âm tiếng Anh.
2. Nguyên âm và phụ âm
Trước khi muốn hiểu rõ về nối âm, chúng ta cần lướt qua khái niệm căn bản của nguyên âm của phụ âm – thành phần quan trọng tạo nên nối âm.
2.1 Nguyên âm
Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc có thể đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
Trong tiếng Anh có các nguyên âm gồm: u,e,o,a,i. (uể oải)
2.2 Phụ âm
Phụ âm là âm thanh của lời nói, được phát âm rõ ràng với sự đóng hoàn toàn hay một phần của thanh quản.
3.Nguyên tắc nối âm trong tiếng Anh
Sau đây là một số quy tắc nối âm trong tiếng Anh:
3.1 Nối phụ âm với nguyên âm
Nối phụ âm cuối của từ đứng trước với nguyên âm đầu của từ liền sau nó.
Ví dụ: check-in: /ˈtʃek ɪn/ bạn đọc liền thành [‘t∫ek’in]
fill-up đọc liền thành [‘filʌp]
*Note:
Để nối âm theo cách này một cách chính xác, bạn chỉ cần đảm bảo đọc đúng, đủ âm cuối là đủ. Khi bạn nói nhanh và không ngắt quãng, bạn sẽ tự động nối âm hai từ với nhau.
3.2 Nối nguyên âm với nguyên âm
Nối nguyên âm đứng cuối của từ đứng trước với nguyên âm đứng đầu của từ liền kề.
- Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng các nguyên âm đơn /ɪ/ hoặc /iː/, hoặc các nguyên âm đôi như /aɪ/, /eɪ/ và /ɔɪ/ trong khi từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm bất kỳ, âm /j/ sẽ được sử dụng để nối 2 từ đó lại.
Ví dụ:
“Say it” sẽ được đọc là /sei jit/
“That story is very interesting.” sẽ được đọc là /ðæt ˈstɔːri ɪz ˈveriˈjɪntrəstɪŋ/
“Here is the newest story about him.” Sẽ được đọc là /hɪə ɪz ðə ˈnjuːɪst ˈstɔːriˈjəbaʊt hɪm/
- Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng một nguyên âm tròn môi (ví dụ:“OU”, “U”, “AU”,…) chúng ta sẽ cần thêm phụ âm “W” vào giữa.
Ví dụ:
“do it” sẽ được đọc là /du: wit/.
“When you go out, remember to close the door”. Sẽ được đọc là /wen juː gəʊˈwaʊt, rɪˈmembə tuː kləʊz ðə dɔː/
- Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng một nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên, ví dụ: “E”, “I”, “EI”,…) bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa.
Ví dụ:
“I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.
3.3 Nối phụ âm với phụ âm
Khi phụ âm kết thúc của chữ trước có cách phát âm giống hoặc tương tự với phụ âm bắt đầu của chữ sau, ta chỉ đọc phụ âm bắt đầu của chữ sau mà thôi.
Ví dụ:
“want to” được đọc là /won nə/.
“got to” hay gotta, đọc là /ˈgɑː.t ̬ə
Xem các bài viết liên quan sau đây:
- Tổng quan hệ thống bảng nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh
- Tổng hợp các quy tắc phát âm tiếng Anh năm 2020
- Các chứng chỉ tiếng anh quốc tế thông dụng nhất hiện nay 2020
4. Trường hợp đặc biệt của cách nối âm
4.1 Trường hợp 1
Ví dụ:
“Laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, khi dùng trong một cụm từ như “laugh at someone”, âm /f/ phải được chuyển thành /v/ và đọc là /la:v væt/.
4.2 Trường hợp 2
Ví dụ: not yet → /’not chet/
picture → /’pikchə/.
4.3 Trường hợp 3
Ví dụ: tomato→/tou’meidou/
I go to school→ /ai gou də sku:l /
4.4 Trường hợp 4
Ví dụ:
take him = ta + k + (h) im = ta + kim
gave her = gay + v + (h) er = gay + ve
4.5 Trường hợp 5
Lưu ý: Liên kết phụ âm /t/, /d/ với âm /j/: Hiện tượng này xảy ra khi âm /t/ và /d/ đứng trước một từ có âm /j/ đầu.
* /t/ + /j/ => /tʃ/
Ví dụ:
what you need→/wɒtʃu niːd/
last year→/lɑːstʃɪə/
5. Trường hợp nuốt âm
5.1 Trường hợp nuốt nguyên âm
Người bản ngữ trong văn nói thường bỏ qua những nguyên âm yếu/ nguyên âm không nhấn (unstressed)
- Âm schwa /ə/ bị nuốt khi đứng trước các phụ âm /m/, /r/
Ví dụ:
camera→/ˈkæm(ə)rə/
memory→/ˈmem(ə)ri/
5.2 Trường hợp nuốt phụ âm
- Bỏ âm /t/ và /d/ khi /t/ và /d/ nằm giữa hai phụ âm (phụ âm – t/d – phụ âm)
Ví dụ:
The last car→/ðə ˈlɑːs ˈkɑː/
Hold the dog!→/ˈhəʊl ðə ˈdɒg/
- Bỏ âm /t/ và /d/ trong các phụ âm /ʧ/ và /ʤ/ khi chúng được theo sau bởi một phụ âm
Ví dụ:
lunchtime→/ˈlʌnʃtaɪm/
strange days→/ˈstreɪnʒˈdeɪz/
- Bỏ âm /t/ khi /t/ được theo sau bởi một phụ âm trong thể phủ định, ví dụ:
I can speak→/aɪ kən ˈspiːk/
I can’t speak→/aɪ ˈkɑːn(t) ˈspiːk/
Note: Khi “can’t” được theo sau bởi một nguyên âm,ví dụ: “I can’t eat”, âm /t/ được giữ nguyên khi phát âm.
Hy vọng qua bài viết trên từ tienganhduhoc.vn các bạn đã học được Các Quy Tắc Nối Âm Và Nuốt Âm Trong tiếng Anh thật chuẩn xác. Đừng quên chia sẻ cùng bạn bè những bí kíp tuyệt vời này. Chúc các bạn học tốt!
source https://tienganhduhoc.vn/cac-quy-tac-noi-am-trong-tieng-anh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét