Tổng hợp các quy tắc phát âm tiếng Anh năm 2020. Nếu muốn học tốt tiếng Anh, bạn cần học từ những cái đơn giản nhưng được xem là rất quan trọng trong tiếng Anh đó là cách phát âm tiếng Anh như: cách phát âm đuôi “ed”,”s”, “es”; quy tắc nhấn âm đúng, nối âm.
Tuy nhiên, trong khi nói, tùy từng trường hợp mà các phát âm sẽ thay đổi tùy theo đó là câu phủ định, khẳng định hay nghi vấn thì sẽ được đọc khác nhau. Do đó bạn cần phải nắm vững cách phát âm tiếng Anh này, nếu không khi giao tiếp người bản xứ sẽ không hiểu bạn nói gì.
1. Quy tắc phát âm tiếng Anh chuẩn IPA
Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về quy tắc phát âm là gì, chuẩn IPA là như thế nào?
1.1. Phát âm chuẩn IPA là gì?
Đây là bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế hay với cái tên khác là Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA: International Phonetic Alphabet).
Là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới.
Nguyên tắc của IPA nói chung là để cung cấp một ký hiệu độc nhất cho mỗi âm đoạn, trong khi tránh những đơn âm được viết bằng cách kết hợp hai mẫu tự khác nhau (như th và ph trong tiếng Việt) và tránh những trường hợp có hai cách đọc đối với cùng một cách viết.
Theo nguyên tắc này, mỗi mẫu tự trong bảng chỉ có duy nhất một cách đọc và không phụ thuộc vào vị trí của nó trong từ. Do đó, hệ thống này đòi hỏi rất nhiều mẫu tự khác nhau.
1.2. Cấu tạo IPA?
Bao gồm các nguyên âm và phụ âm, hai nguyên âm ghép với nhau thì tạo thành một nguyên âm ghép.
IPA bao gồm 44 âm với nguyên âm ở trên và dưới là phụ âm. Nguyên âm gồm 20 âm chia làm hai phần. Nguyên âm đôi ở bên phải và nguyên âm đơn ở bên trái. Nguyên âm đơn được sắp xếp theo cặp, theo đó, với độ mở miệng lớn dần từ trên xuống dưới. Phụ âm được xếp theo cặp âm mờ là phụ âm không rung và phụ âm rung được in đậm.
1.3. Cách học bảng IPA?
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để học tốt bảng IPA? Bạn nên học từng âm một, học thật kỹ và nắm được các quy tắc phát âm tiếng Anh một cách chi tiết và khoa học. Khi học hãy cố gắng so sánh các âm giống nhau dễ gây nhầm lẫn. Sau khi học kỹ các âm lẻ rồi thì hãy bắt đầu với các âm ở các vị trí khác nhau như đầu, giữa cuối từ. Hãy tìm bạn bè để cùng nói chuyện và luyện tập sẽ nâng cao hiệu quả hơn.
2. Hướng dẫn luyện phát âm
Trước khi học cách phát âm thì bạn cần phải biết thế nào là âm hữu thanh và âm vô thanh.
Lưu ý: Bất cứ khi nào bạn thấy chữ cái hoặc ký hiệu giữa hai dấu gạch chéo (/ /), nghĩa là nó đề cập đến cách phát âm hoặc âm điệu của chữ cái đó.
Âm hữu thanh: Nghĩa là những âm mà trong khi nói, chúng ta sẽ sử dụng dây thanh quản và chúng sẽ tạo ra âm trong cổ. Bạn có thể đặt tay lên cổ họng và phát âm chữ L. Bạn sẽ nhận thấy cổ hơi rung rung. Đó chính là âm hữu thanh.
Âm vô thanh: Nghĩa là những âm mà cổ họng bạn không rung khi bạn nói. Bạn đặt tay lên cổ họng và phát âm chữ P và B. Với âm P bạn sẽ nhận thấy âm này bật ra bằng hơi từ miệng mà không phải từ cổ họng.
Hãy thử làm như thế với âm B và bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa các âm hữu thanh và âm vô thanh.
Giờ bạn đã biết được sự khác nhau giữa âm hữu thanh và âm vô thanh, bạn hãy nhìn vào các quy tắc phát âm đúng dưới đây:
3. Quy tắc phát âm đuôi s/es/ed
3.1. Có 3 cách phát âm “ed” chính
- Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/ và những động từ có từ phát âm cuối là “s”.
- Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/.
- Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ với những trường hợp còn lại.
Luyện tập phát âm -ed
Sau khi nắm được cách phát âm -ed rồi thì bạn hãy thực hành với 2 câu chuyện ngắn sau đây. Bạn chỉ cần chọn 1 trong 2 câu chuyện này, luyện tập thật thành thạo rồi hãy chuyển qua câu chuyện khác. Chú ý là bạn phải đọc nhấn nhá cả âm điệu, mà không chỉ mỗi cách phát âm ed.
The Fox and the Grapes
One afternoon, a fox was walking through the forest and spotted a bunch of grapes hanging from a lofty branch. “Just the thing to quench my thirst,” said the fox.
Taking a few steps back, the fox jumped and just missed the hanging grapes. Again, the fox took a few paces back and tried to reach them, but still failed.
Finally, giving up, the fox turned up his nose and said, “They’re probably sour anyway.” Then he walked away.
The Devoted Mother
A mother duck and her little ducklings were on their way to a lake one day. The ducklings were very happy following their mother and quack-quacking along the way.
All of a sudden, the mother duck saw a fox at a distance. She was frightened, and shouted, “Children, hurry to the lake. There’s a fox!”
The ducklings hurried towards the lake. The mother duck wondered what to do. Then she began to walk back and forth dragging one wing on the ground.
When the fox saw her, he became happy. He said to himself, “It seems she’s hurt and can’t fly! I can easily catch and eat her!” He ran towards her.
The mother duck ran, leading the fox away from the lake. The fox followed her. Now he wouldn’t be able to harm her ducklings. The mother duck looked towards her ducklings and saw that they had reached the lake. She was relieved, so she stopped and took a deep breath.
The fox thought that she was tired and he came closer, but the mother duck quickly spread her wings and rose up in the air. She landed in the middle of the lake and her ducklings swam to her.
The fox stared in disbelief at the mother duck and her ducklings. The mother duck had tricked him cleverly. Now he could not reach them because they were in the middle of the lake.
3.2. Có 3 cách phát âm “s/es” chính
- Đọc đuôi “s” là /s/:
Danh từ số nhiều: khi âm cuối của danh từ số ít là những âm vô thanh /f/, /k/, /p/, /t/.
Động từ ngôi thứ 3 số ít trong thì hiện tại đơn: khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là những âm vô thanh (He likes,…).
Sở hữu cách: khi âm cuối của “sở hữu chủ” là những âm vô thanh ( the cook’s recipe,…) .
- Đọc đuôi “s” là /iz/:
Danh từ số nhiều: Khi âm cuối của danh từ số ít là một trong những âm sau: /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /ʤ/ ( places).
Động từ ngôi thứ 3 số ít trong thì hiện tại đơn: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /ʤ/. ( He watches television).
Sở hữu cách: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /ʤ/. (The rose’s item).
- Đọc đuôi S là /z/:
Danh từ số nhiều: Khi âm cuối của danh từ số ít là âm hữu thanh (tất cả những âm còn lại trừ những âm đã được đề cập ở hai mục trên) (Ví dụ: cars,..).
Động từ ngôi thứ 3 số ít trong thì hiện tại đơn: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là âm hữu thanh (Ví dụ: he sings).
Sở hữu cách: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là âm hữu thanh ( Ví dụ: my friend’s house).
Luyện tập phát âm S và ES
Sau khi nắm được cách phát âm s và es rồi thì bạn hãy thực hành với 2 đoạn văn ngắn sau đây. Chú ý là bạn phải đọc nhấn nhá cả âm điệu, cách nối âm mà không chỉ mỗi cách phát âm s và es.
SEASONS
Between November and May, the wind blows from the west in most parts of Indonesia. It comes from the ocean and carries rain. Clouds build up around the mountains and every afternoon rainfall. The rain is always heavy, and rivers that can be walked across in the dry season now become dangerous. When it rains the whole day, they may suddenly overflow and cause great damage to the land.
Most farmers are glad when the wet season begins. There is water for their fields and they can again start growing rice. But people in town are not so glad because the streets soon get muddy and dirty. They prefer the dry season when they can sit outside and enjoy the cool evenings.
Learning English
Every year students in many countries learn English. Some of these students are young people, others are teenagers. Many are adults. Some learn at school, others study by themselves. A few learn English just by hearing the language in film, on television, in the office or among their friends. But not many are lucky enough to do that. Most people must work hard to learn another language.
Many boys and girls learn English at school because it is one of their subjects. They study their language, mathematics, and English. In England, America and Australia many boys and girls study their language, which is English, and mathematics and another language, perhaps French, German or Spanish.
Many adults learn English because it is useful for their work. Teenagers often learn English for their higher studies, because some of their books are in English at the college or university. Other people learn English because they want to read newspapers or magazines in English.
4. Quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh
- Nguyên tắc 1: Phần lớn động từ và giới từ có 2 âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: among /əˈmʌŋ/, between /bɪˈtwiːn/
- Nguyên tắc 2: Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: (n) teacher /ˈtiːtʃər/, (adj) active /ˈæktɪv/
- Nguyên tắc 3: Với những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên.
economy /ɪˈkɑːnəmi/ industry /ˈɪndəstri/, intelligent /ɪnˈtelɪdʒənt/ specialize /ˈspeʃəlaɪz/ geography /dʒiˈɑːɡrəfi/
- Nguyên tắc 4: Các từ tận cùng bằng các đuôi – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity thì thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay trước nó :
Ví dụ: economic, selfish, economical, vision, action, appliance, generous, capacity,…
- Nguyên tắc 5: Các từ có hậu tố: – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó
Ví dụ: mentee, engineer, Vietnamese, unique,…
- Nguyên tắc 6: Các từ có hậu tố: – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, – ful, – able, – ous, – less thì trọng âm chính của từ không thay đổi
Ví dụ: environment, relationship, kindness, neighbor, neighborhood, countless, jealous,…
- Nguyên tắc 7: Các từ tận cùng – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
Ví dụ: geography, communicate, technology, democracy, ability, economical,…
- Nguyên tắc 8: Danh từ ghép: Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1
Ví dụ: greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/
- Nguyên tắc 9: Tính từ ghép (thường có dấu gạch ngang ở giữa): Trọng âm rơi vào từ thứ hai
Ví dụ: bad-TEMpered, well-DONE
5. Quy tắc nối âm trong tiếng Anh
Phụ âm đứng trước nguyên âm
Khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, đọc nối phụ âm với nguyên âm.
Ví dụ “make up” bạn nên đọc liền chứ không nên tách rời. Đây là một trong những mẹo hướng dẫn cách nối âm trong tiếng Anh hiệu quả, hãy note lại ngay nhé.
Chú ý rằng, một phụ âm gió đứng trước nguyên âm, thì trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm không gió tương tự. Đây là quy tắc phát âm tiếng Anh quan trọng bạn cần chú ý nếu muốn phát âm chuẩn
Nguyên âm đứng trước nguyên âm
Nguyên tắc rằng bạn phải thêm một phụ âm vào giữa hai nguyên âm để nối.
Có hai nguyên tắc thêm phụ âm:
- Nguyên âm tròn môi: vd “ou”, “au” bạn cần thêm “w” vào giữa.
- Nguyên âm dài môi: vd “e”, “i”… bạn cần thêm phụ âm “y” vào giữa.
Phụ âm đứng trước phụ âm
Khi có hai hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc một phụ âm thôi. Ví dụ như “want to” sẽ đọc là /won nə/.
Các nguyên tắc khác:
Chữ U hoặc Y đứng sau chữ cái T sẽ được phát âm là /ch/
Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D sẽ được phát âm là /dj/
Phụ âm T, nằm giữa hai nguyên âm và không phải là trọng âm, đọc là /D/
Bài viết hôm nay khá dài và khá nhiều quy tắc, nhưng không có gì là khó nếu bạn kiên trì tập luyện mỗi ngày thì việc bạn nói tiếng Anh hay sẽ không còn là giấc mơ. Những bước đầu tập luyện, hay phát âm thật chậm, rõ, chú ý sửa từng âm cho tới khi nắm chắc các quy tắc phát âm tiếng Anh.
Tổng hợp kiến thức tiếng Anh: https://tienganhduhoc.vn
source https://tienganhduhoc.vn/tong-hop-cac-quy-tac-phat-am-tieng-anh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét